Thuốc nào bạn không được uống khi đi máy bay?

Thuốc ngừa thai, thuốc kháng histamine và những loại thuốc làm thay đổi hormone khi gặp điều kiện cabin có áp suất cao, hành khách thiếu vận động và thiếu oxi sẽ gây ra những nguy cơ tiềm tàng.

Thuốc nào bạn không được uống khi đi máy bay?

 

Hơn 10 triệu người di chuyển giữa các khu vực trên thế giới bằng máy bay mỗi ngày – Ảnh: cabincrew

 

Mỗi ngày, có khoảng hơn 10 triệu người di chuyển giữa các khu vực trên thế giới bằng máy bay.

Nhìn chung, máy bay là phương tiện giao thông an toàn với rất ít rủi ro. Tuy nhiên, điều kiện môi trường trên máy bay có thể gây nguy hiểm cho một số hành khách đang dùng những loại thuốc đặc thù.

Nial Wheate, phó giáo sư và giám đốc chương trình đại học dược tại Đại học Sydney (Australia) cho biết nhiều loại thuốc rất có hại khi người dùng di chuyển bằng máy bay.

Điều gì làm cho chuyến bay khác với các loại hình du lịch khác?

Máy bay chở khách thường có áp suất trong khoang tương tự như điều kiện khí quyển bên ngoài ở độ cao khoảng 3.000 mét. Ở độ cao này, mức oxy hiệu dụng chỉ là 14,3%, thấp hơn nhiều so với mức 20,9% ở mặt đất.

Một nguy cơ khác là hành khách có thể bị giảm lưu lượng máu do thiếu vận động và ngồi ở nơi chật hẹp, trừ phi bạn đủ giàu có để đặt vé hạng thương gia. Ngoài ra, mất nước cũng là tình trạng thường gặp khi bay do thiếu độ ẩm trong không khí.

Khi các điều kiện này kết hợp cùng nhau, hành khách có nguy cơ bị chứng nghẽn mạch máu (DVT). Đây là một chứng huyết đóng cục (máu cục) ở tĩnh mạch trong cơ thể, xảy ra thường xuyên nhất ở chân. Sự phát triển của cục máu đông có thể dẫn đến việc tắc nghẽn dòng máu tới phổi, tim hoặc não, do đó có thể gây ra cơn đau tim hoặc đột quỵ.

 

Ảnh: exyuaviation.com

 

Với rủi ro này, hành khách nên thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào có thể làm tăng nguy cơ cục máu đông.

Một số nhãn hiệu thuốc ngừa thai dành cho phụ nữ (dạng viên hoặc cấy ghép) có thể gây ra cục máu đông, dù tỉ lệ không cao. Người ta từng cho rằng nguy cơ chủ yếu đến từ các loại thuốc có chứa hormone estrogen, nhưng một khảo sát thực hiện hồi năm 2014 cho thấy tất cả các loại thuốc tránh thai đều có nguy cơ gây ra cục máu đông.

Tương tự, liệu pháp thay thế hoóc môn, đặc biệt là những thuốc bao gồm estrogen hoặc thuốc hỗ trợ sự sinh sản như gonadotrophin đề có thể khiến hành khách gặp nguy cơ bị cục máu đông.

Nếu bạn dùng một trong những loại thuốc này, không có nghĩa là bạn không thể bay, cũng không phải bạn nên ngừng dùng thuốc. Hàng triệu phụ nữ vẫn sử dụng các loại thuốc này và không bị ảnh hưởng xấu khi bay.

Tuy nhiên, rủi ro sẽ tăng lên nếu bạn có tiền sử mắc một số bệnh như bệnh tiểu đường tuýp II, bệnh tim hoặc từng có các cơn đau tim, đột quỵ trước đó.

Vì vậy, những hành khách dùng thuốc để ngăn ngừa các cơn đau tim hoặc đột quỵ nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bay.

 

Ảnh: yadleydotcom

 

Nếu bạn có nhiều nguy cơ bị cục máu đông, hãy cân nhắc việc sử dụng các loại thuốc chống tiểu cầu. Những thuốc này hoạt động bằng cách ngăn các tế bào máu khỏi dính vào nhau, bao gồm các loại thuốc theo toa như warfarin và clopidogrel hay thuốc mua tự do như aspirin liều thấp.

Nhiều hành khách cảm thấy khó ngủ khi bay, đặc biệt là trên các chuyến bay đường dài. Cha mẹ dẫn theo trẻ nhỏ cũng thường lo ngại khi con mình không ngủ và khiến các hành khách xung quanh khó chịu.

Trong những trường hợp này, nhiều người sẽ chuyển sang dùng thuốc kháng histamin, như promethazine để gây ngủ. Tuy nhiên, đây không phải là lựa chọn tốt.

Hiệp hội Y khoa Úc đặc biệt khuyến cáo các bậc cha mẹ không sử dụng thuốc này để gây ngủ cho trẻ nhỏ. Thuốc có thể gây tác dụng ngược khiến trẻ khó ngủ hơn và hiếu động hơn.

Những loại thuốc kháng histamine này cũng làm giảm sự hô hấp. Trong môi trường thiếu oxy trên máy bay, điều này đặc biệt nguy hiểm.

 

Ảnh: Jobsite

 

Nếu thấy một thành viên trong gia đình cần liệu pháp an thần khi bay, bạn cũng không nên dùng thuốc kháng histamine. Thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng loại thuốc an toàn, phù hợp hơn.

Trước khi bay, nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn xem có nên tiếp tục sử dụng không. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên để bạn được an toàn. Nếu thuốc gây ra nguy cơ cục máu đông, bác sĩ cũng sẽ gợi ý loại thuốc khác ít rủi ro hơn.

Trong chuyến bay, đừng dùng thuốc kháng histamine, uống nhiều nước, di chuyển nhiều để làm giảm nguy cơ bị cục máu đông.

Bên cạnh đó, rượu có thể gây ra các tác dụng không mong muốn, vì vậy hãy cẩn thận khi yêu cầu được uống rượu trên máy bay. Tránh uống trà, cà phê, các đồ uống có chứa caffeine khác vì chúng có thể khiến bạn bị mất nước và khó ngủ hơn.

(St)

Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Bình luận (0)

Viết Bình luận